Halo Connect LOGO

7 bước đơn giản đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Thông thường, ý kiến của kiểm toán viên sẽ ở 4 mức độ như: chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, không chấp nhận và từ chối.
Nếu báo cáo tài chính được chấp nhận toàn phần hoặc ngoại trừ điều gì đó, chứng tỏ mức độ tin cậy của báo cáo đó cao. Bạn có thể tiến hành đọc và phân tích báo cáo. Nhưng nếu không được chấp nhận và từ chối thì bạn biết rồi đó, bỏ qua doanh nghiệp này thôi.
Thông qua bước khởi động trên, bạn có thể “bắt tay” vào đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thông qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định phạm vi thời gian báo cáo tài chính

Xác định thời gian của báo cáo tài chính giúp bạn nắm rõ thông tin tình hình tài chính doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Thường thì thời gian báo cáo tài chính sẽ được cập nhật ở ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo.

 

Xác định phạm vi thời gian báo cáo tài chính
Xác định phạm vi thời gian báo cáo tài chính

Xem thêm:  Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Quận 1 TPHCM Full tiện ích từ 399.000/tháng

Bước 2: Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán sẽ liệt kê về các tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải bảng, các khoản nợ được liệt kê ở cột bên trái.
  • Tài sản bao gồm: tiền mặt, khoản đầu tư, tài sản cố định, những đồ giá trị khác của chủ sở hữu công ty. tài sản sẽ được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất như tiền mặt sẽ được trình bày trước.
  • Các khoản nợ: Nợ phải trả (nợ hoặc nghĩa vụ công ty nợ người khác), bao gồm tiền thuê mặt bằng, văn phòng, lương trả nhân viên, thuế, thanh toán các khoản vay, nợ các nhà thầu, nhà cung cấp khác. Nợ ngắn hạn sẽ được thanh toán trong vòng 1 năm, nợ dài hạn sẽ trả từ 1 năm trở lên.
Cách đọc:
  • Liệt kê các mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn
  • Tính toán tỷ trọng các khoản mục và sự thay đổi của chúng tại thời điểm báo cáo.
  • Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, có biến động hoặc mặt giá trị cao ở thời điểm đó.

Bước 3: Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh cho bạn biết doanh nghiệp đó đã kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định. Tất cả các chi phí sử dụng để kiếm thêm thu nhập đó đều được phản ánh.
Cách đọc như sau:
  •  Đọc dòng trên cùng là “Tổng doanh thu/doanh thu: phản ánh số tiền công ty kiếm được từ cung cấp sản phẩm/dịch vụ trước mọi khoản chi phí khấu trừ.
  • Chi phí hoạt động như tiền lương, chi phí quảng cáo, thuê văn phòng,…
  • Khấu hao phản ánh chi phí tài sản trong thời gian sử dụng (máy móc công nghệ chẳng hạn)
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính là số tiền công ty đạt được sau thuế và chi phí hoạt động.
  • Tiền lãi kiếm được và chi trả là các khoản được thêm vào vào và trừ vào tổng lợi nhuận hoạt động.
  • Số thuế thu nhập đã được trừ.
  • Báo cáo thu nhập phản ánh lãi hoặc lỗ ròng của doanh nghiệp.
Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cách đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Xem thêm: LÍ DO DOANH NGHIỆP TRẺ NÊN CHỌN COWORKING SPACE

Bước 4: Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết lượng tiền mặt có sẵn của các công ty. Tại đây, bạn sẽ biết dòng tiền ra – vào của công ty trong thời gian báo cáo.

Dòng tiền có thể bao gồm:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phân tích cách sử dụng tiền mặt của công ty để đạt lãi, lỗ ròng như kết quả kinh doanh ở trên.
  • Dòng tiền từ đầu tư: Là dòng tiền vào – ra liên quan hoạt động đầu tư, thanh lý, mua sắm các tài sản cố định hay tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hoặc mua tài sản tài chính nào (ví dụ như khoản nợ ngân hàng).

Xem thêm: MẪU HỢP ĐỒNG CHẤM DỨT TRƯỚC THỜI HẠN THUÊ VĂN PHÒNG

Bước 5: Cách đọc thuyết minh báo cáo tài chính doanh nghiệp

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thông tin chi tiết các số liệu đã trình bày ở bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin khác theo chuẩn mực kế toán.

Cách đọc:

Ngoài vận dụng tư duy cá nhân, bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc đã được hỗ trợ sẵn như biên lai

Tìm hiểu trước về doanh nghiệp, trình bày các đặc điểm hoạt động doanh nghiệp, kỳ kế toán, chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng.
Thuyết minh các khoản mục khác trên báo cáo tài chính.

Bước 6: Sử dụng các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có)

Ngoài vận dụng tư duy cá nhân, bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc đã được hỗ trợ sẵn như biên lai, hóa đơn,… nhằm giải thích các giao dịch có trong báo cáo tài chính doanh nghiệp ấy.

Khi tính toán các chỉ số tài chính, bạn nên so sánh với các kỳ trước, doanh nghiệp cùng ngành cùng kỳ để đánh giá được xu hướng phát triển, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.

Sử dụng các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có)
Sử dụng các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có)

Xem thêm:  SỰ KHÁC NHAU GIỮA COWORKING SPACE & SERVICED OFFICE

Bước 7: Phân tích (khả năng thanh toán, đòn bẩy kinh tế, khả năng sinh lời, dòng tiền,…)

Khi đọc hiểu xong, bạn đồng thời cũng cần phân tích được khả năng thanh toán, sinh lời, đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp đó.

  • Khả năng thanh toán: Doanh nghiệp cần duy trì được lượng vốn luân chuyển hợp lý nhằm đáp ứng kịp các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn. Thanh toán đúng hạn là điều cực kỳ quan trọng.
  • Khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành bằng tài sản ngắn hạn chia nợ ngắn hạn. Nếu hệ số <1 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán, báo hiệu rủi ro về thanh toán doanh nghiệp có thể gặp phải. Hệ số càng cao, khả năng thanh toán càng cao.
  • Khả năng thanh toán lãi vay: nợ vay và các khoản phải trả có rủi ro hay không.
  • Các khoản phải thu: Tốc độ thu hồi công nợ (khoản phải thu) của doanh nghiệp càng nhanh thì tỉ lệ quay vòng vốn càng tốt.
  • Hàng tồn kho: Hệ thống vòng quay hàng tồn kho bằng giá vốn hàng bán chia hàng tồn kho bình quân. Hệ số càng lớn thì hàng tồn càng ít, sản phẩm chứng tỏ được tiêu thụ nhanh, vốn không bị ứ đọng.
  • Khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS); tỷ suất lợi nhuận gộp; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE); thu nhập cổ phần và hệ số Dupont.
  • Dòng tiền: dùng đánh giá năng lực tài chính, chất lượng dòng tiền doanh nghiệp như đã nói bên trên. Bạn đánh giá qua dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/tổng doanh thu thuần; tỷ suất dòng tiền tự do/lưu chuyển tiền thuần HĐKD; xu hướng dòng tiền,…

Nguồn tham khảo: cuốn sách Báo cáo tài chính: Hướng dẫn từng bước để hiểu và lập Báo cáo tài chính 

Related posts